Gọi điện
Nhắn tin

Văn hóa ngủ trưa cực kỳ phổ biến ở Việt Nam, nhất là dân văn phòng. Nhiều người tranh thủ đánh một giấc để nạp lại năng lượng và sự tỉnh táo cho buổi chiều. Một nhân viên văn phòng thường dành khoảng 30 – 60 phút để ngủ trưa. Phổ biến là như vậy nhưng cũng không ít người tự hỏi ngủ trưa vậy có mập không và có nên ngủ trưa hay không? Vậy thì chúng tôi cùng mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề trên thông qua bài viết sau đây!

Ngủ trưa có mập không? Có nên ngủ trưa không?

1. Có nên ngủ trưa không?

Ngủ trưa, theo khoa học gọi đây là “giấc ngủ ngắn ngày”, là một nhu cầu sinh lý của cơ thể. Thông thường từ 12h – 15h, thân nhiệt có xu hướng giảm nhẹ, nồng độ hormone melatonin cao hơn khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi và lười hoạt động. Mặc dù trước đó bạn đã có một đêm say giấc. Những lúc thế này, chỉ cần một giấc ngủ trưa ngắn tầm 30 – 45 phút sẽ giúp cơ thể thư giãn, não bộ được nghỉ ngơi. Từ đó, năng suất làm việc và hiệu suất công việc cũng được cải thiện hơn vào buổi chiều.

Sau một giấc ngủ trưa, não bộ sẽ giải phóng ra 1 lượng hormone hạnh phúc – dopamine, giúp bạn cảm thấy dễ chịu và vui vẻ hơn. Ngoài việc hồi phục sức khỏe tinh thần, giấc ngủ ngắn vào ban ngày còn giúp tăng cường sự tập trung và tỉnh táo gấp nhiều lần so với việc dùng trà hay cà phê. Đối với trẻ nhỏ, được ngủ trưa còn hỗ trợ sự phát triển của trí óc, giúp con nhanh nhẹn và sáng dạ hơn. 

Do đó, nếu có 1 khoảng thời gian trống nhất định vào giờ trưa, bạn nên tranh thủ đánh một giấc ngủ ngắn. Ngủ trưa ít nhất từ 15 – 20 phút để giúp cơ thể lấy lại năng lượng cho những giờ làm việc buổi chiều sẽ mang lại hiệu quả công việc đáng kể.

Ngủ trưa ít nhất từ 15 - 20 phút để giúp cơ thể lấy lại năng lượng
Ngủ trưa ít nhất từ 15 – 20 phút để giúp cơ thể lấy lại năng lượng

2. Ngủ trưa có mập không?

“Ngủ trưa có mập không?” là câu hỏi chung của rất nhiều người, đặc biệt là phái nữ. Và câu trả lời là: “giấc ngủ thật sự có ảnh hưởng đến cân nặng, có thể gây tăng cân và khiến chúng ta mập hơn”. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng đối với những người ngủ trưa quá nhiều. 

Cụ thể, ngủ trưa nhiều sẽ khiến cơ thể hạn chế các hoạt động, cơ thể mỏi mệt hơn và nhanh đói hơn. Từ đó, cảm giác thèm ăn tăng cao và cơ thể cần nạp lại một lượng thức ăn cung cấp đủ calo. Gây nên trạng thái đói cồn cào, thôi thúc mong muốn nạp các loại thực phẩm có lượng đường, chất béo có hàm lượng calo cao như đồ chiên, trà sữa,… Tuy nhiên lượng calo này lại không chuyển hóa kịp thời, đến tối sẽ gây tích tụ khiến cơ thể mập lên. 

Mặt khác, nếu ngủ trưa hơn 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày, bạn cũng có thể bị béo mặt. Tuy nhiên, béo mặt thực chất là hiện tượng phù mặt tạm thời, nguyên nhân không hẳn từ việc mập lên của cơ thể. Nó xuất hiện khi các mô và cơ mặt bị tích tụ nhiều nước khi ngủ, có xu hướng sưng rõ rệt nhất nếu bữa ăn trưa của bạn được chế biến quá mặn. Lượng muối dư thừa sau bữa ăn không được đào thải kịp thời sẽ dẫn đến việc tích trữ nước và điều này sẽ được thể hiện bằng dấu hiệu sưng mặt là chủ yếu. Tình trạng này sẽ giảm dần khoảng 20 – 30 phút sau khi thức giấc. 

Ngủ trưa có mập không?
Nếu ngủ trưa hơn 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày, bạn cũng có thể bị béo mặt

Chính vì vậy, việc duy trì giấc ngủ trưa trong thời lượng hợp lý từ 15 – 20 phút hoặc ít hơn 45 phút chính là giải pháp hữu hiệu. Để bạn vừa có thể khôi phục lại năng lượng cho buổi chiều đồng thời ngăn chặn nguy cơ tăng cân, béo mặt. 

3. Các khoảng thời gian ngủ trưa đạt hiệu quả nhất

3.1 Giấc ngủ trưa kéo dài 10 – 20 phút:

Giúp lấy lại sự tỉnh táo và năng lượng cho buổi chiều. Phù hợp với đối tượng dân văn phòng. 

3.2 Giấc ngủ trưa kéo dài 26 phút:

Hay còn gọi là giấc ngủ NASA, mang đến nhiều lợi ích nổi bật gồm cải thiện 34% sự linh hoạt, 54% mức độ tỉnh táo.

3.3. Giấc ngủ trưa kéo dài 30 phút:

Đây là khoảng thời gian ngủ trưa không được đánh giá cao do với sau 26 phút. Cơ thể thường đã chuẩn bị đi vào giấc ngủ sâu nên việc thức giấc vào lúc này thường đem lại cảm giác uể oải, mất phương hướng. 

3.4 Giấc ngủ trưa kéo dài 60 phút:

Phù hợp đối với những ai có buổi họp, thuyết trình vào buổi chiều hoặc các bạn học sinh cần thực hiện kỳ thi quan trọng. Thời lượng giấc ngủ này giúp tăng cường khả năng tập trung và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, giấc ngủ này còn hỗ trợ tuyệt vời cho khả năng ghi nhớ và sáng tạo. 

Có nên ngủ trưa không, ngủ trưa có bị mập không?
Một giấc ngủ trưa tốt nhất chỉ nên trong khoảng 15 – 20 phút.

3.5 Giấc ngủ trưa kéo dài 90 phút:

Người duy trì thói quen ngủ trưa 90 phút thường sẽ có sự cải thiện tốt về kiểm soát cảm xúc cũng như khả năng ghi nhớ. Tuy vậy, nếu thời gian nghỉ trưa của bạn dư giả thì mới nên chọn thời lượng ngủ lâu như vậy. Bên cạnh đó, nếu bạn gặp các vấn đề về giấc ngủ thì cũng không nên ngủ trưa đến 90 phút. 

Kingkoilworld.vn

Trả lời