Gọi điện
Nhắn tin

Ngủ mê sảng hay còn gọi là mê sảng khi ngủ, nói khi ngủ… là biểu hiện của bệnh mộng du – một trong những dạng rối loạn giấc ngủ hay gặp nhất. Vậy tại sao lại bị Mê sảng khi ngủ? Các biểu hiện ngủ mê sảng là gì? Cách điều trị ra sao? Bài biết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật các câu hỏi trên!

Ngủ mê sảng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Ngủ mê sảng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

1. Ngủ mê sảng là gì?

Giấc ngủ bảo đảm sự phục hồi chức năng hoạt động của não trong trạng thái thức tỉnh, có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Nhu cầu ngủ của người lớn bình thường khoảng 6 – 7 giờ mỗi đêm. Mỗi đêm có 4 – 5 chu kỳ ngủ. 

Mê sảng khi ngủ, nói khi ngủ… là biểu hiện của bệnh mộng du, một trong những dạng rối loạn giấc ngủ hay gặp nhất. Mộng du hay xảy ra vào 1/3 đầu của thời gian ngủ trong đêm. Bệnh nhân đi trong trạng thái vắng ý thức hoàn toàn: đang ngủ tự nhiên ngồi dậy, có thể có những hoạt động phức tạp như đi, mặc quần áo, nói, la hét, lái xe… Người bệnh có thể tỉnh lại sau một kích thích mạnh từ bên ngoài. 

Mê sảng khi ngủ, ngủ nói mớ, ngủ mơ,
Một số hành động vô thức xảy ra trong lúc ngủ như nói, khóc, cười, bật dậy đi bộ,…

Các hành vi kết thúc khi họ thức dậy sau một vài phút rối loạn ý thức, thường gặp nhất là quay lại giường ngủ tiếp. Khi tỉnh lại, bệnh nhân chỉ nhớ vài chi tiết đã xảy ra.

Mê sảng là một tình trạng rối loạn chức năng tâm thần ngờ và thường có thể khỏi. Bệnh này có đặc điểm là mất khả năng chú ý, mất phương hướng, không thể suy nghĩ rõ ràng và các giao động trong mức độ tỉnh táo. Khi bị mê sảng, người bệnh có thể tỉnh táo ngay khi chịu sự tác động mạnh từ bên ngoài. Sau khi đã hết mê sảng, thường thì người bệnh sẽ quay lại giường ngủ tiếp.

2. Nguyên nhân gây ra chứng mê sảng khi ngủ

Thủ phạm chính của bệnh này là những khó khăn về tâm lý. Tình trạng lo âu nặng nề, thiếu ngủ hay sợ hãi ám ảnh điều gì đó sẽ là nguyên nhân khiến cho chứng mộng du xuất hiện.

Nguyên nhân khiến người bệnh bị mê sảng có thể chỉ đơn giản là tình trạng bệnh lý, nhưng cũng có thể do sự tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài. Đôi khi khó có thể xác định được nguyên nhân cụ thể của chứng ngủ mê sảng. 

Ngủ mê sảng có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau
Ngủ mê sảng có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau

Nguyên nhân gây bệnh mê sảng gồm:

  • Do độc tính của thuốc
  • Do việc lạm dụng rượu hoặc cai rượu, ma túy
  • Do tình trạng sức khỏe kém
  • Do mất sự cân bằng chuyển hóa
  • Do sốt và nhiễm trùng cấp tính, đặc biệt ở trẻ em
  • Do người bệnh tiếp xúc với độc tố
  • Do người bệnh bị suy dinh dưỡng hoặc mất nước
  • Do bị trầm cảm hoặc thiếu ngủ
  • Do các thủ thuật y tế hoặc phẫu thuật

Bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố khác tác động khiến cho nguy cơ mắc bệnh mê sảng càng cao, chẳng hạn như:

Trẻ em khi sốt cũng hay có tình trạng ngủ mê sảng, khóc thét hoặc nói mớ
Trẻ em khi sốt cũng hay có tình trạng ngủ mê sảng, khóc thét hoặc nói mớ
  • Các đối tượng bị sa sút trí tuệ, đột quỵ hoặc mắc bệnh Parkinson.
  • Do tuổi cao: ở người cao tuổi thường xuất hiện các bệnh lý như sa sút trí tuệ, mê sảng, rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt và các rối loạn khác như rối loạn nhân cách, rối loạn tâm căn…
  • Người bị khiếm thị hoặc khiếm thính
  • Người mắc phải nhiều bệnh khác

3. Dấu hiệu và triệu chứng mê sảng

Những người ngủ mê sảng sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:

  • Giảm nhận thức về môi trường xung quanh. Điều này sẽ dễ dàng dẫn tới tình trạng mất khả năng tập trung vào chủ đề, tập trung vào 1 suy nghĩ duy nhất, không quan tâm tới xung quanh, dễ bị phân tâm bởi những điều không quan trọng, cô lập và ít tham gia các hoạt động của cộng đồng.
  • Suy giảm nhận thức với các biểu hiện như giảm trí nhớ, nhất là những gì vừa xảy ra; mất định hướng không biết bản thân là ai, đang ở đâu; khó nói, khó nhớ từ; nói lan man, vô nghĩa.
  • Thay đổi về hành vi thường có các biểu hiện như bị ảo giác, bồn chồn, kích động hoặc có hành vi gây hấn. Nhiều người còn gào thét, rên rỉ hoặc tạo ra âm thanh khác lạ. Số khác có thể im lặng, tự cô lập (thường thấy ở người lớn tuổi), vận động chậm, thờ ơ.
  • Rối loạn về cảm xúc thường sẽ khiến người ngủ mê sảng lo lắng, sợ hãi, hoang tưởng, trầm cảm, tức giận, khó chịu, hưng phấn, thay đổi về nhân cách hoặc tinh thần thay đổi nhanh và không thể đoán được.

Khi bắt gặp các triệu chứng trên và thường ngủ mê sảng thì cần liên hệ với bác sĩ để tham khảo ý kiến và có hướng điều trị sớm nhất.

4. Cách điều trị ngủ mê sảng hiệu quả

Thăm khám bác sĩ sẽ giúp bạn biết được tình trạng mê sảng và phương hướng cụ thể để điều trị. Tùy thuộc vào mỗi người sẽ có cách điều trị khác nhau, có thể tham khảo trước một số phương pháp như dưới đây.

Chăm sóc và hỗ trợ

  • Người ngủ mê sảng trước hết cần bảo vệ đường thở của mình để tránh tình trạng thiếu oxy lên não làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Đối với những người mê sảng, tốt nhất không nên thay đổi đột ngột những thứ xung quanh, nhất là trong phòng ngủ.
  • Những thành viên trong gia đình cũng như người quen cần tạo môi trường sống tốt, trao đổi, trò chuyện, tăng cường gắn kết cùng người ngủ mê sảng.
Tập yoga trước khi ngủ thư giãn cơ thể giúp hạn chế chứng mê sảng khi ngủ
Tập yoga trước khi ngủ thư giãn cơ thể có lợi cho giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Sử dụng thuốc điều trị

  • Những cơn đau do mê sảng có thể kiểm soát bằng một số loại thuốc khác nhau. Khi bị mê sảng có thể sử dụng để làm giảm các triệu chứng này.
  • Những người có hành vi hoang tưởng, xuất hiện ảo giác cũng có thể dùng thuốc tương ứng để hạn chế các tình trạng này.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi không thể đi khám sức khỏe và hành vi có thể đe dọa tới sự an toàn của người khác.
  • Sau khi điều trị mê sảng thì phải dừng sử dụng các loại thuốc này.

Có chế độ sinh hoạt phù hợp

  • Xây dựng thời gian ngủ nghỉ đúng giờ, lành mạnh
  • Tạo môi trường ngủ thông thoáng, thoải mái để tránh giấc ngủ bị gián đoạn. 
  • Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
  • Tạo không gian sống yên tĩnh, dễ chịu
  • Tập bình tĩnh và định hướng
  • Tăng cường giao tiếp với mọi người mỗi ngày bằng những chủ đề bình thường nhất
  • Khi giao tiếp cố gắng nói nhẹ nhàng, không nên tranh cãi
  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên để giữ sức khỏe tốt
Nệm lò xo Mỹ King Koil cao cấp
Một chiếc nệm êm ái giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn, hạn chế tình trạng mệt mỏi dẫn đến ngủ mê sảng

Ngủ mê sảng có thể kéo dài trong vài giờ, vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng. Khi giải quyết những yếu tố tác động tới mê sảng thì sẽ giúp rút ngắn thời gian phục hồi. Để dự phòng rối loạn giấc ngủ nói chung, cần thường xuyên áp dụng vệ sinh tâm lý giấc ngủ, tạo thói quen đi ngủ đúng giờ. Tạo môi trường và không gian ngủ khiến bạn có thể “ngủ ngay” khi vừa đặt lưng lên nệm. Một tấm nệm êm ái và nâng đỡ tốt sẽ giúp bạn không phải thường xuyên trở mình, có một đêm sâu giấc và hạn chế gặp phải tình trạng ngủ mê sảng.

 

Kingkoilworld.vn

Trả lời