Gọi điện
Nhắn tin

Ai cũng biết rằng, một chiếc nệm êm ái, phù hợp với cơ thể góp phần không nhỏ trong việc cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ ngon hơn. Tuy vậy, cũng không nhiều người biết được cách lựa chọn nệm như thế nào là tốt cho sức khỏe, cũng không biết cách đánh giá độ cứng, mềm của nệm để chọn lựa chiếc nệm phù hợp với thói quen nằm của bản thân. Hiểu được nỗi băn khoăn này, trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chọn nệm có độ cứng mềm phù hợp và tốt cho sức khỏe. Đừng bỏ qua nhé!

Chọn nệm có độ cứng mềm phù hợp

1/ Thế nào là nệm cứng? Thế nào là nệm mềm?

Nệm cứng thường được biết đến ở các dòng nệm làm bằng bông ép hoặc cao su nhân tạo. Đánh giá độ cứng của dòng nệm này dựa trên cảm nhận khi nằm, khả năng đàn hồi thấp. Nệm có bề mặt bằng phẳng, khả năng nâng đỡ vững chãi. Người nằm dòng nệm này thường có lợi cho hệ xương được cố định, cơ thể người dùng được nâng đỡ chắc chắn hơn.

Các dòng nệm có chất liệu từ cao su thiên nhiên, mút ép, foam và lò xo được xếp thuộc vào dòng nệm mềm. Đặc điểm của loại nệm này là sở hữu bề mặt có độ đàn hồi cao, khả năng nâng đỡ có độ êm ái nhất định. Thường sẽ lấp đầy và nương theo đường cong cơ thể khi nằm. Cho cảm giác thoải mái và được nâng đỡ trọn vẹn toàn bộ cơ thể.

Đối với hai dòng nệm cứng và nệm mềm, tùy vào nhu cầu sử dụng và tài chính cá nhân, mỗi người tiêu dùng sẽ có sự lựa chọn riêng cho mình. Tuy nhiên, hiện nay các loại nệm với chất liệu sử dụng được xếp vào dòng nệm mềm được ưa chuộng nhiều hơn.

Loại nệm nào được gọi là nệm cứng, nệm mềm?
Loại nệm nào được gọi là nệm cứng, nệm mềm?

2/ Review chi tiết đặc điểm nệm cứng và nệm mềm

Để mua được một tấm nệm có độ cứng mềm phù hợp, trước hết phải tìm hiểu chi tiết về đặc điểm của hai dòng này. Từ đó, dễ dàng hơn trong việc so sánh về cấu tạo, ưu nhược điểm và đổi tượng sử dụng thích hợp.

Tìm hiểu thêm: Mua nệm mới cần lưu ý những gì?

2.1/ Nệm cứng

Đặc điểm nào thể hiện rõ rất ở nệm cứng? Nệm cứng có tốt hay không? Câu trả lời đã có sẵn dưới đây:

  • Về cấu tạo: Để sản xuất nệm cứng, nhà sản xuất sẽ sử dụng các vật liệu có độ định hình và tính ổn định cao. Do đó, dòng nệm này có khả năng nâng đỡ rất chắc chắn.
  • Về kích thước: Không giống như các loại nệm mềm, nệm cứng sẽ có độ dày thấp hơn, thông thường khoảng 5cm đến dưới 15cm.
  • Đối tượng sử dụng: Với những người mắc phải các bệnh về xương khớp, cần ngủ trên bề mặt phẳng và cứng nhưng lại không quen nằm giường cứng. Thì nệm cứng sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo.
  • Ưu điểm: nệm cứng do được làm từ vật liệu như bông ép, cao su nhân tạo nên có trọng lượng nhẹ. Do đó, việc di chuyển và vệ sinh cũng dễ dàng hơn nhiều.
  • Nhược điểm: Không phải ai cũng có thể nằm nệm cứng do bề mặt nệm khá cứng không hẳn dễ chịu với một số người. Ngoài ra, vật liệu như bông ép cũng tạo ra cảm giác bí bách hầm nóng lưng khi nằm, do chúng có độ thông hơi thoáng khí kém. Một nhược điểm khác nữa là nệm cứng có thể khiến cho những người mắc phải chứng viêm khớp hoặc vẹo cột sống sẽ ngày càng nặng hơn nếu sử dụng. Bởi vì nệm cứng có khả năng đàn hồi thấp, khi nằm, các điểm áp lực không được nâng đỡ hợp lý, sẽ khiến cho tình trạng đau nhức tăng thêm.
Nệm cứng thường được sản xuất từ các vật liệu có độ định hình ổn định.
Nệm cứng thường được sản xuất từ các vật liệu có độ định hình ổn định.

2.2/ Nệm mềm

Nệm mềm khác gì so với nệm cứng? Nằm có êm hơn nệm cứng hay không? Có những ưu nhược điểm gì cần cân nhắc?

  • Về cấu tạo: Chất liệu được sử dụng để cấu tạo nên một tấm nệm mềm thường là cao su thiên nhiên và foam. Chất liệu này mang đến khả năng đàn hồi cao, độ êm ái và mềm mại đặc biệt. Nâng đỡ cơ thể người nằm một cách tối đa và trọn vẹn nhất.
  • Về kích thước: Nệm mềm có độ dày đa dạng hơn hẳn nệm cứng. Bắt đầu với độ cao 10cm và có thể lên đến 38cm đối với dòng nệm lò xo cao cấp. Vậy để đánh giá nệm nào có độ dày bao nhiêu thì sẽ êm ái nhất? Hãy nhớ một quy ước sau, nệm có độ dày càng lớn thì độ đàn hồi càng cao.
  • Đối tượng: Với độ êm ái và đàn hồi thoải mái như trên, nệm mềm có thích hợp với mọi đối tượng sử dụng.
  • Ưu điểm: Nhờ vật liệu thoáng khí như foam, cao su, lò xo,… nệm mềm có độ thông thoáng tối ưu. Hạn chế được tình trạng hầm bí nóng lưng, tạo giấc ngủ êm ái và luôn mát mẻ. Những vật liệu này cũng dễ dàng ôm sát đường cong khi nằm, lấp đầy và massage dịu êm cho cơ thể.
  • Nhược điểm: Nệm mềm không hẳn sẽ phù hợp với những người có thói quen ngủ nằm sấp hoặc quá thừa cân, nặng ký.
Chọn nệm có độ cứng mềm phù hợp
Nệm mềm mang đến sự thoải mái

3/ Có mấy cấp độ cứng mềm của nệm?

Mỗi thương hiệu nệm sẽ có bảng đánh giá các cấp độ cứng mềm của từng dòng khác nhau. Việc chọn loại nệm nào có độ cứng mềm phù hợp, thì ngoài phụ thuộc vào cấu tạo vật liệu, còn phụ thuộc vào độ cao của nệm, công nghệ sản xuất,… Tuy nhiên, cấp độ cứng mềm của nệm được xếp vào thang đo từ 01 đến 10, có thể tham khảo theo sau:

  • Cấp độ siêu mềm, ở mức 1 – 2: Loại này thường ít thấy bày bán trên thị trường, bởi chúng không đem lại sự hỗ trợ nâng đỡ nào nên cũng ít được sản xuất. Có một loại topper cao su có độ dày  2 – 3cm siêu mềm, có thể làm lớp phủ bổ trợ sự êm ái trên bề mặt nệm. Và tất nhiên, loại này thì không thể gọi là nệm mềm, mà chỉ được gọi là topper cao su.
  • Cấp độ mềm, ở mức 3 – 4: Loại nệm mềm này thường được dùng cho những người mắc phải chứng viêm khớp và phải ngủ nghiêng. Khả năng đàn hồi và độ mềm êm ái cũng giúp giảm áp lực lên điểm áp lực như vai, hông và đầu gối. Giúp người bệnh dễ chịu hơn khi nằm nghiêng, tư thế nằm sẽ thoải mái hơn, nhờ đó nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
  • Cấp độ trung bình, ở mức 4 – 5: Đây là cấp độ cứng mềm của nệm được khá nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn sử dụng. Phù hợp nhất với thể trạng của người Việt và có thói quen thích ngủ nghiêng hoặc nằm ngửa.
  • Cấp độ cứng trung bình, ở mức 6 – 7: Đây thường được gọi là những tấm nệm với độ cứng mềm vừa phải. Không quá cứng cũng không quá mềm. Đây là dòng nệm có khả năng nâng đỡ cơ thể tối ưu nhất, đảm bảo sự hỗ trợ cột sống và tạo nên sự thoải mái tối đa ở mọi tư thế ngủ. Tất nhiên, nệm cứng trung bình thích hợp với mọi đối tượng sử dụng, nhưng vẫn phải chắc rằng người nằm không mắc các bệnh liên quan đến xương khớp hay cột sống.
  • Cấp độ cứng, ở mức 7 – 8: Đây là một sự lựa chọn không thể hoàn hảo hơn đối với những khách hàng nặng cân, tầm 85kg trở lên. Độ cứng và sự chắc chắn được đảm bảo bên trong nệm, nhưng cũng đáp ứng nhu cầu nâng đỡ êm ái trên bề mặt nệm. 
  • Cấp độ siêu cứng, ở mức 9 – 10: Ở cấp độ này khá kén người dùng. Tuy nhiên lại thích hợp cho những ai bị đau thần kinh tọa hoặc người quá nặng cân sử dụng. Loại nệm ở cấp độ siêu cứng này ít được sản xuất nhiều. Chỉ một số ít hãng nhận sản xuất và thiết kế riêng cho những người gặp tình trạng về sức khỏe xương khớp.

Đọc thêm: Bị đau lưng có nên nằm nệm không?

Theo ý kiến tham khảo trên, hãy nhớ rằng mỗi loại nệm khác nhau sẽ mang đến những trải nghiệm khác nhau. Ngoài việc lựa chọn nệm theo sở thích nằm nệm cứng hay mềm. Bạn cũng nên cân nhắc dựa vào cân nặng, độ tuổi và thói quen nằm khi ngủ. Những điều này sẽ hạn chế tối đa rủi ro mua phải chiếc nệm không phù hợp.

Mỗi loại nệm khác nhau sẽ có độ cứng mềm khác nhau
Mỗi loại nệm khác nhau sẽ có độ cứng mềm khác nhau

4/ Cách kiểm tra để chọn nệm có độ cứng mềm phù hợp, bằng cách nào?

Có quá nhiều dòng nệm khác nhau khiến bạn cũng phân vân nhiều hơn vì có nhiều sự lựa chọn. Bạn vẫn là nên dựa vào những gợi ý đánh giá như đã nói ở trên để chọn lựa chiếc nệm phù hợp nhất với mình. Ở đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra độ cứng của nệm bằng một số thao tác đơn giản.

  • Đẩy nệm: Hãy dồn tất cả trọng lực của cơ thể xuống bàn tay và ấn thật mạnh xuống mặt nệm. Dựa vào độ lún chìm xuống của bàn tay để xác định bằng mắt nệm cứng hay mềm trước tiên. 
  • Đấm vào nệm: Bạn cũng có thể nắm tay tạo thành nắm đấm và dùng lực đấm vào nệm, cảm nhận độ đàn hồi, bật nảy của nệm tác động vào tay có thể bật lại được bao xa.
  • Nằm thử nệm: Đây được đánh giá là cách hữu dụng và chủ quan nhất khi mua nệm. Nằm thử từ 20 – 30 phút để cảm nhận sự êm ái, cũng như độ cứng mềm của nệm có phù hợp với cơ thể hay không.
Các cách xác định độ cứng – mềm của nệm
Các cách xác định độ cứng – mềm của nệm

Nên nằm nệm cứng tốt hơn hay nệm mềm tốt hơn là câu hỏi rất khó để trả lời. Thật ra mỗi đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có những vấn đề và nhu cầu nghỉ ngơi riêng biệt. Ví dụ như khác nhau về giới tính, độ tuổi, thói quen nằm, tình trạng xương khớp,… Do đó, không thể kết luận rằng nệm cứng hay nệm mềm nằm sẽ tốt hơn. Mà là một tấm nệm tốt là tấm nệm bạn nằm cảm thấy thoải mái nhất, dễ ngủ và ngủ ngon nhất, thì đấy mới thật sự là những gì bạn cần ở một tấm nệm ngủ.

Đừng bỏ lỡ: So sánh 03 chiếc nệm lò xo King Koil World

Hy vọng với những chia sẻ bên trên có thể giúp bạn nắm được độ mềm cứng của nệm bao gồm những cấp độ nào. Liên hệ đến kingkoilworld.vn ngay từ bây giờ theo Hotline. Để được tham khảo qua sản phẩm nệm Mỹ – King Koil World, chất lượng cao nhất trên thị trường. Đảm bảo khi đến với cửa hàng chúng tôi bạn sẽ được tư vấn rõ hơn về từng loại nệm.

Hotline liên hệ: 0909.060.325

Hệ thống cửa hàng: https://kingkoilworld.vn/dia-diem-kingkoilword/

Trả lời