Mục lục
Mỗi khi thức dậy, bạn thấy nước miếng dính ở gối, nệm, tai hay bên má. Hiện tượng ngủ chảy nước miếng (còn gọi là ngủ bị chảy dãi) này làm không ít người cảm thấy khó chịu, mất vệ sinh. Nếu ngủ cùng ai đó còn làm cho bạn cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng và tự ti. Vậy vì sao có người ngủ bị chảy nước miếng, có người lại không? Ngủ chảy nước miếng có nguy hiểm không, và cách khắc phục tình trạng này là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.
1. Nguyên nhân khiến bạn ngủ bị chảy nước miếng
Chảy nước miếng khi ngủ khiến bạn cảm thấy e ngại, xấu hổ với những người xung quanh. Đồng thời lại phải vất vả giặt giũ do có mùi khó chịu, dẫn đến gây mất vệ sinh. Nguyên nhân có thể đến từ:
- Tư thế ngủ:
Nguyên nhân phổ biến nhất của chảy nước miếng khi ngủ là do tư thế ngủ. Những người thường xuyên nằm nghiêng hoặc nằm sấp dễ bị chảy nước miếng hơn. Nguyên nhân là do nước bọt trào ra khi họ mở miệng để thở. Ngoài ra, khi nằm sấp, lồng ngực bị chèn ép, cơ thể cần một lượng lớn không khí. Do đó, người ngủ phải mở miệng lớn mới lấy đủ lượng không khí cần thiết.
- Xoang mũi bị tắc
Nghẹt mũi hoặc cảm lạnh và các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ chảy nước miếng. Các xoang bị tắc nghẽn khiến bạn phải thở bằng miệng và nước miếng từ đó chảy ra.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
GERD là tình trạng các axit tiêu hóa có xu hướng trào ngược lên thực quản và làm hỏng lớp niêm mạc của thực quản. Bệnh này có thể khiến bạn khó nuốt, hoặc có khối u trong cổ họng. Khiến cho nước bọt tích tụ quá nhiều trong miệng, gây ra tình trạng chảy nước miếng khi ngủ.
- Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống loạn, thuốc điều trị bệnh Alzheimer và các loại thuốc kháng sinh khác, khiến bạn chảy nhiều nước miếng hơn khi ngủ.
- Rối loạn nuốt
Chảy nước miếng cũng có thể là một triệu chứng của rối loạn nuốt. Nếu bạn chảy nước miếng quá mức, đó có thể là triệu chứng rối loạn cơ thể do hậu quả của bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng hoặc thậm chí là một số loại ung thư khác nhau.
- Chứng ngưng thở lúc ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, khi đó cơ thể bạn có xu hướng ngừng thở vào ban đêm. Tình trạng này tạo ra lượng nước bọt dư thừa quá nhiều, và khiến cho các bạn phải thở bằng miệng, gây chảy nước miếng khi ngủ.
Có thể bạn quan tâm: Ngủ bị chập chờn, hay thức giấc là do đâu?
2. Chảy dãi khi ngủ – Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm
Ngủ bị chảy nước miếng là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, và hoàn toàn bình thường. Ai trong đời cũng từng mắc phải ít nhất một vài lần. Tuy nhiên, nếu bạn là người thường xuyên ngủ chảy nước miếng thì không nên quá chủ quan. Vì lượng nước bọt dư thừa có thể là dấu hiệu của các căn bệnh về hệ thần kinh. Hoặc báo hiệu sức khỏe của bạn không thực sự tốt.
Dưới đây là những căn bệnh nguy hiểm được cảnh báo bằng chứng chảy nước miếng khi ngủ:
- Tiền đột quỵ
Người bị đột quỵ sẽ có những dấu hiệu như cứng miệng, lệch miệng, làm cơ miệng không điều tiết được việc nuốt nước bọt, gây chảy nước dãi ngủ.
Nếu một buổi sáng ngủ dậy soi gương thấy cười lệch miệng, chảy dãi hoặc đau đầu cùng các triệu chứng khác. Có nghĩa là có khả năng bạn đã bị đột quỵ nhẹ trong đêm. Trong trường hợp này, bạn tuyệt đối không được xem nhẹ. Nên ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra và có biện pháp phòng ngừa đột quỵ kịp thời.
- Viêm nhiễm vòm miệng
Khi bị viêm ở vị trí nào đó trong miệng sẽ kích thích sản xuất nước bọt, gây đau, dẫn đến chảy nước dãi. Bạn cần đến bác sĩ để điều trị loại bỏ viêm, hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ này tự nhiên sẽ biến mất.
- Viêm dây thần kinh mặt
Khi vùng mặt bị tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh, gió thổi mạnh hoặc cảm cúm, có thể sẽ xuất hiện hiện tượng chảy nước dãi khi ngủ. Trong trường hợp này, thậm chí bệnh nhân còn có hiện tượng giật ở mắt, mắt bị kéo lại nhắm 1 nửa, lệch miệng và các triệu chứng khác. Đây không còn là hiện tượng bình thường nữa mà có dấu hiệu của thần kinh cơ mặt. Nếu nhận thấy những dấu hiệu này, bạn nên điều trị sớm.
- Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ ở não và các vùng cơ bắp. Não thiếu oxy, dẫn đến giãn cơ mặt. Cùng với khả năng nuốt của người cao tuổi bị suy yếu, từ đó gây nên hiện tượng chảy dãi khi ngủ.
Nếu người cao tuổi bị chảy nước dãi ngủ, mặc dù không lệch miệng, không bị thần kinh làm mắt nhắm lỏng lẻo và các triệu chứng khác, thì vẫn nên thăm khám càng sớm càng tốt.
- Não hoạt động quá mức
Khi chúng ta làm việc quá nhiều, khiến não hoạt động quá mức, rơi vào trạng thái cực kỳ mệt mỏi. Hoặc khi dùng những loại thuốc nhất định nào đó, có thể gây ra rối loạn chức năng của cơ thể. Dễ diễn ra hiện tượng ngủ chảy nước miếng. Trong trường hợp này, mọi người chỉ cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Điều chỉnh tinh thần hợp lý để tình trạng thể chất và tinh thần. Duy trì sự ổn định, tránh khả năng suy giảm miễn dịch giảm gây ra các bệnh liên quan khác.
3. Cách hạn chế chảy nước miếng trong khi ngủ
Đầu tiên, bạn cần xác định mình thuộc nguyên nhân nào để có hướng điều trị thích hợp. Dưới đây chỉ là một vài tips nhỏ giúp bạn có thể “chống chế” lại tình trạng này.
- Ngủ đúng tư thế
Để hạn chế tình trạng chảy nước miếng khi ngủ, bạn hãy nằm ngửa, nằm thẳng người. Nếu cơ thể bạn có xu hướng cuộn tròn khi ngủ. Thì hãy để gối ôm hay gối mỏng bên cạnh hoặc trên ngực khi ngủ. Điều này giúp cơ thể hạn chế cuộn trọn hoặc lật úp trong vô thức.
- Kê gối cao đầu
Cùng với việc nằm ngửa, thẳng người, hai tay duỗi thoải mái. Việc kê gối cao đầu sẽ khiến nước miếng trôi dạt về phía đáy hàm, không chảy ra bên ngoài.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi ngủ sẽ là cơ hội khiến cho vi khuẩn trong miệng bạn sinh sôi một cách nhanh chóng. Điều này khiến kích thích việc tăng tiết nước bọt nhiều hơn. Đồng thời, việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ còn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vòm miệng, sâu răng, viêm lợi. Từ đó, tình trạng ngủ chảy nước miếng càng thêm nặng nề.
- Thông mũi
Việc ta thở bằng miệng chứ không phải bằng mũi như thông lệ cũng gây nên tình trạng ngủ chảy dãi. Để tránh hiện tượng này, bạn cần đảm bảo mũi luôn thông, khô thoáng & sạch sẽ.
Một số cách để mọi người làm sạch khoang mũi trước khi ngủ:
– Tắm vòi sen nóng có thể làm sạch mũi và thở dễ dàng vào ban đêm
– Tinh dầu, đặc biệt là những loại có chứa bạch đàn. Chúng sẽ giúp bạn hít thở thoải mái và ngủ ngon hơn
– Sử dụng các sản phẩm giúp làm sạch các xoang. Giúp thông mũi và cho phép luồng khí lưu thông tốt hơn.
- Sử dụng các thiết bị đặc biệt
Bác sĩ có thể tư vấn giúp bạn sử dụng thiết bị thích hợp thường đặt ở xương hàm dưới để hỗ trợ giấc ngủ. Đây có thể là các thiết bị nha khoa khác nhau, giúp miệng đóng tốt hơn hoặc hạn chế tình trạng chảy nước miếng.
Ngoài ra, để giấc ngủ trở nên ngon và dễ dàng hơn, hạn chế được tình trạng ngủ chảy nước miếng, bạn cũng cần tìm đến những sản phẩm hỗ trợ. Một chiếc nệm cao cấp có khả năng nâng đỡ tốt cho cơ thể sẽ giúp bạn dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ. Sản phẩm này khiến cơ thể, đầu, cổ ở vị trí thoải mái, hạn chế tình trạng tiết nước bọt.
4. Ngủ chảy nước dãi có nguy hiểm không?
Vậy ngủ chảy nước miếng (ngủ chảy dãi) có nguy hiểm không? Sự thật là việc ngủ bị chảy nước miếng đôi khi không phải là vấn đề sức khỏe gì lớn. Tuy nhiên nó gây nhiều vấn đề khó chịu và làm bạn cảm thấy không thoải mái. Vì thế, bạn hãy cân nhắc các phương pháp ngăn ngừa ngủ chảy nước miếng trên và thăm khám bác sĩ khi cần thiết.
Kingkoilworld.vn
Tin cùng chủ đề
Cách kiểm tra nệm lò xo chính hãng khi mua
Mục lục Dấu hiệu nhận biết nệm lò xo chính hãngChất lượng nệm và cấu... Xem thêm
Vì sao chúng ta không nên đốt than củi trong phòng kín khi ngủ
Mục lục Khí độc phát sinh khi đốt than củiẢnh hưởng lâu dài đến sức... Xem thêm
Uống trà atiso có mất ngủ không?
Mục lục Trà atiso có gây mất ngủ không?Lợi ích của trà atiso đối với... Xem thêm
Cây Quế Thơm phong thủy: Ý nghĩa, công dụng của cây
Mục lục Giới thiệu về cây Quế ThơmÝ nghĩa phong thủy của cây Quế ThơmLợi... Xem thêm
Tổng hợp những lời chúc 20/11 ý nghĩa, sâu sắc
Mục lục Lời chúc ngắn gọn, chân thànhLời chúc 20/11 ý nghĩa, sâu sắcLời chúc... Xem thêm
Đặt điện thoại gần đầu khi ngủ: Bom nổ chậm cho sức khỏe
Mục lục Ánh sáng xanh là gì và tác động của nóBức xạ điện từ... Xem thêm