Mục lục
Chú Cuội, Thỏ Ngọc và Chị Hằng là những nhân vật quen thuộc trong truyền thuyết và truyện dân gian liên quan đến Lễ Trung Thu ở Việt Nam. Câu chuyện về họ mang theo một số ý nghĩa và giá trị truyền thống. Dưới đây là nguồn gốc và ý nghĩa của các nhân vật này:
1. Chú Cuội
Theo truyền thuyết xưa kể lại, chú Cuội là một chàng tiều phu nghèo khổ, tốt bụng, chàng có cơ thể khỏe mạnh ngày ngày vào rừng để đốn củi và săn bắn để sinh sống. Trong một lần chú Cuội đánh nhau với hổ đã tìm ra được cây thuốc cải tử hoàn sinh, sau đó chàng đem về trồng dùng để chữa bệnh cho dân làng.
Nhưng do 1 lần người vợ đãng trí quên lời dặn của Cuội, người vợ đã khiến cho cây và chú Cuội bay lên bầu trời và không thể xuống lại được nữa. Từ đó, chú Cuội ở trên cung trăng cùng với cây quý. Thế nên cứ mỗi năm rằm tháng tám nhìn lên trăng, người ta thấy hình rõ cây cổ thụ có người ngồi gốc cây từ đó người ta gọi chú Cuội ngồi gốc dưới gốc cây đa.
2. Thỏ Ngọc
Thỏ Ngọc là một chú Thỏ trắng tốt bụng và nhân hậu. Chuyện kể rằng, trước đây có 3 vị tiên hóa thân thành ông lão ăn xin, nghèo đói, một ngày nọ họ gặp 3 con vật Cáo, Khỉ và Thỏ. Cáo chia đồ ăn của mình cho 3 ông già còn mỗi chú Thỏ không có đồ ăn nguyện nhảy vào lửa làm thức ăn cho 3 ông. Đứng trước tấm lòng chân tình của Thỏ nên các vị tiên đã đưa Thỏ Trắng về cung trăng, hằng ngày giã thuốc trường sinh cho những vị thần và bầu bạn với Hằng Nga.
3. Chị Hằng
Chị Hằng hay còn gọi là Hằng Nga là nhân vật nổi tiếng trong những câu chuyện thần thoại được miêu tả như một phụ nữ xinh đẹp và tốt bụng. Cô là vợ của Hậu Nghệ vị anh hùng nổi tiếng cứu sống vạn vật, con người và trái đất. Mọi người ai đấy đều ngưỡng mộ đôi trai tài gái sắc này. Để bày tỏ lòng biết ơn Tây Vương Mẫu đã ban tặng cho chàng viên thuốc trường sinh, giúp chàng trở thành tiên.
Nhưng Hậu Nghệ muốn chung sống với Hằng Nga đến cuối đời nên đã cất giấu thuốc vào chiếc hòm. Bồng Mông học trò của Hậu Nghệ, vì lòng tham làm đã nhân cơ hội đột nhập và ép Hằng Nga giao cho mình viên thuốc. Trong thời khắc nguy cấp cô đã vội nuốt viên thuốc quý và bay lên trời, sinh sống tại cung trăng.
Sau khi biết chuyện Hậu Nghệ đau khổ tận cùng, cứ mỗi dịp đêm trăng tròn (Lễ Trung Thu) làm mâm cỗ cúng những món yêu thích của nàng dưới ánh trăng để Hằng Nga trên cung trăng có thể trông thấy.
Sau khi người dân nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành vị tiên nữ xinh đẹp, đều lần lượt cúng bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin sự may mắn, bình an. Từ đó phong tục bái nguyệt truyền tới dân gian và cho đến tận bây giờ.
4. Tóm lại
Các nhân vật này có ý nghĩa văn hóa sâu sắc và giúp tạo nên sự phong phú và đa dạng trong các lễ hội Trung Thu ở Việt Nam. Từ đó, truyền đạt các giá trị gia đình, tình thương, lòng kiên nhẫn và lòng tự giác. Lễ Trung Thu không chỉ là dịp để ăn bánh Trung Thu và ngắm trăng, mà còn là thời điểm để tôn vinh những giá trị tinh thần và gia đình trong văn hóa nước ta.
————————————
King Koil World – Nệm Lò Xo Mỹ Cao Cấp
Facebook: facebook.com/nemkingkoil
Website: www.kingkoilworld.vn
Hotline: 0909 060 325
Tin cùng chủ đề
Cách kiểm tra nệm lò xo chính hãng khi mua
Mục lục Dấu hiệu nhận biết nệm lò xo chính hãngChất lượng nệm và cấu... Xem thêm
Vì sao chúng ta không nên đốt than củi trong phòng kín khi ngủ
Mục lục Khí độc phát sinh khi đốt than củiẢnh hưởng lâu dài đến sức... Xem thêm
Uống trà atiso có mất ngủ không?
Mục lục Trà atiso có gây mất ngủ không?Lợi ích của trà atiso đối với... Xem thêm
Cây Quế Thơm phong thủy: Ý nghĩa, công dụng của cây
Mục lục Giới thiệu về cây Quế ThơmÝ nghĩa phong thủy của cây Quế ThơmLợi... Xem thêm
Tổng hợp những lời chúc 20/11 ý nghĩa, sâu sắc
Mục lục Lời chúc ngắn gọn, chân thànhLời chúc 20/11 ý nghĩa, sâu sắcLời chúc... Xem thêm
Đặt điện thoại gần đầu khi ngủ: Bom nổ chậm cho sức khỏe
Mục lục Ánh sáng xanh là gì và tác động của nóBức xạ điện từ... Xem thêm